Ổ miệng Giải phẫu đầu và cổ

Miệng, còn gọi là ổ miệng hay khoang miệng, là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá chứa nhiều bộ phận chức năng cả chính và phụ trong sự tiêu hoá.

Miệng được thiết kế hỗ trợ cho việc nhai, nuốt và ngôn ngữ (phát âm).

Hai hàm răng được nâng đỡ bởi các xương mặt thuộc hộp sọ: xương hám trên phía trên và xương hàm dưới ở phía dưới.

Răng được bao quanh bởi lợi, một phần của mô quanh răng, mô hỗ trợ cho sự bảo vệ ổ miệng.

Cùng với răng, các cấu trúc khác hỗ trợ việc nhai là môi, , lưỡi, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm và nền ổ miệng.

Răng

Cơ thể người thông thưởng tạo ra 2 bộ răng: bộ răng đầu tiên hay răng sữa và bộ răng thứ hai hay răng vĩnh viễn.

Răng là vật chất cứng nhất trong cơ thể được tìm thấy, hơn cả xương về mật độ và độ chắc. Men răng cung cấp độ chắc chắn lớn vào cấu trúc của răng. Sự hình thành một chiếc răng đang phát triển bao gồm quá trình tạo thành ngà răng, (xem thêm: Sự tạo thành ngà răng) và hình thành men răng, (xem thêm: Sự tạo thành men răng). Răng này dần đâm xuyên qua lợi để vào ổ miệng. Sự hình thành của răng bắt đầu ngay từ thời kì đầu của thai nhi và trải qua 6 giai đoạn:

  • (1) giai đoạn mở đầu, tuần thứ 6 - 7
  • (2) giai đoạn mầm, tuần thứ 8
  • (3) giai đoạn hình nắp, tuần thứ 9 - 10
  • (4) giai đoạn hình chuông, tuần thứ 11 - 12
  • (5) giai đoạn ghép nối
  • (6) giai đoạn trưởng thành

Men răng lúc đầu có màu trăng nhưng dễ dàng nhiễm bẩn do sử dụng các chất như cà phê hay thuốc lá. Khớp răng là khớp giữa răng với các ổ biệt hoá trên xương hàm (hay huyệt răng). Răng được cố định đúng vị trí bởi dây chằng nha chu cùng sự hỗ trợ của chất xương răng.

Phần màu trắng của răng mà ta nhìn thấy được gọi là thân răng lâm sàng. Các mấu tròn nhô trên mặt nhai của các răng hàm gọi là núm. Lớp ngoài cứng, màu trắng bao phủ răng gọi là men răng. Răng nhọn dần dưới mức nướu. Chân răng giữ răng vào xương. Cổ răng nối liền chân và thân răng. Thành phần bên trong của răng gồm ngà răng, một mô dạng xương, và tuỷ. Tuỷ răng là một vùng mô mềm chứa các dây thần kinh và mạch máu để nuôi dưỡi và bảo vệ răng, nằm ở bên trong buồng tuỷ răng.

Răng có nhiều hình dạng với các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ như, khi nhai, các răng trên phối hợp với các răng dưới cùng hình dạng để cắn, nhai và xé thức ăn. Tên riêng của các răng trên là:

  • (1) Răng cửa là tám răng nằm ở phía trước của miệng (bốn răng phía trên và bốn răng phía dưới). Thân răng cửa sắc, hình lưỡi đục dùng để cắt thức ăn.
  • (2) Răng nanh là bốn răng nằm ở mặt ngoài các răng cửa. Răng nanh có lưỡi nhọn dùng để thức ăn.
  • (3) Răng tiền cối là bốn cặp răng hàm nằm cạnh răng nanh dùng để nghiền thức ăn.
  • (4) Răng cối gồm mười hai răng hàm, theo bộ ba chiếc nằm ở phía sau ổ miệng. Chúng có mặt nhai rộng dùng để xay thức ăn.

Ở người lớn có 32 răng vĩnh viễn còn ở trẻ em có 20 răng sữa.

Tuyến nước bọt

Tuyến nước bọt gồm ba cặp tuyến lớn: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến ngoại tiết này tiết nước bọt cho việc trộn lẫn thức ăn và cung cấp enzym để bắt đầu chuỗi phản ứng phân giải hoá học.

Nước bọt còn giúp kết dính thức ăn sau khi được nhai () để nuốt.

Nước bọt hợp thành chủ yếu từ nước, các ion, Amylase nước bọt, các lysozyme và một lượng nhỏ urê.

Mô quanh răng

Mô quanh răng bao gồm toàn bộ các mạc hỗ trợ của cấu trúc nha khoa bao bọc và bảo vệ bộ răng như là: lợi và các bề mặt, màng gắn vào.

Nó bao gồm các biểu mô (thượng bì), các mô liên kết, (dây chằngxương), mô mô thần kinh.

Lưỡi

Lưỡi là một cơ vân biệt hoá chuyên biệt thích nghi cho việc phát âm, nhai, phát triển cảm giác khẩu vị (vị giác) và nuốt.

Lưỡi bao gồm hai loại nhóm cơ, các cơ trong lưỡi tác động hình dạng của lưỡi, các cơ ngoại lai tác động chuyển động của lưỡi.

Lưỡi dính liền với xương móng.

Danh pháp mang nghĩa lưỡi có bao gồm "glosso" và "lingual".

Niêm mạc

Các mô bảo vệ của ổ miệng liên tục với thực quản được gọi là niêm mạc.

Niêm mạc phủ ở miệng, mũi, và ống tai ngoài (tai), cung cấp độ trơ và sự bảo vệ chống lại các mầm bệnh.

Niêm mạc là một lớp thượng mô vảy xếp tầng, thường chứa khoảng ba tầng tế bào.

Môi cũng được bảo vệ bởi các tế bào thụ cảm biệt hoá gọi là tế bào Meissner.

Các tế bảo ở mặt trong ổ miệng được gọi là niêm mạc má.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải phẫu đầu và cổ http://www.cellsalive.com/ouch.htm http://www.medscape.com/medline/abstract/11875926 http://www.pediatric-orthopedics.com/Topics/Bones/... http://clem.mscd.edu/~raoa/axialskel/sld010.htm http://www.med-ed.virginia.edu/courses/rad/cspine/... http://faculty.washington.edu/chudler/bbb.html http://faculty.washington.edu/chudler/receptor.htm... http://www.adha.org/kidstuff/index.html https://web.archive.org/web/20071018022712/http://... https://web.archive.org/web/20121228015824/http://...